Tour du lịch Đà lạt giá rẻ

Đà Lạt là điểm đến tuyệt vời cho nhiều du khách trong nước và quốc tế, đến Đà Lạt bạn sẽ được tân hưởng những phút giây lãng mạn tuyệt vời bên tình yêu, gia đình và bạn bè.

Du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm

Đà Lạt được mệnh danh thành phố của tình yêu với nhiều khu du lịch như Thung Lũng Tình Yêu, Thung Lũng Vàng, Đồi Mộng Mơ, Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Hồ Tuyền Lâm…

Du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm

Bạn đang muốn đi du lịch, bạn muốn ngắm hoa, không gian tĩnh lặng, hãy đến với Đà lạt, nơi của những bài hát tình yêu, trữ tình lãng mạn, nới đây có những cánh đồng hoa nhiều màu sắc, những khu rừng thông xanh, thác nước tuyệt đẹp, mặt hồ lắng động.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Bánh bèo chè chén Đà Lạt thơm ngon


Khi tới với Đà lạt, du khách nên thưởng thức các món ngon ở đây, trong đó có món Bánh bèo chè chén Đà Lạt thơm ngon đặc trưng miền nam.
Không được làm hoàn toàn bằng bột gạo tẻ bánh bèo chén ở Đà Lạt có pha chút bột lọc, nên miếng bánh hơi trong nhẹ, dai và có độ dính vào muỗng vừa phải, ăn không quá mềm hay cứng . Phần nước sốt tôm thịt sánh đều không đặc quá, màu cam bắt mắt đầy cuốn hút bên cạnh chút mỡ hành xanh thơm mát được nêm nếm vừa phải ,thêm chút nước mắm ớt mùi vị sẽ đậm đà hơn thông thường. Nó dần trở thành một trong những món ăn ngon tại Đà Lạt.
Một phần ăn thông thường bao gồm 4 chén sành nhỏ hoặc bạn có thể gọi thêm chén tùy theo “sức chịu đựng của bao tử”. Đặc biệt là những chén bánh bèo thì lại có giá vô cùng bình dân, chỉ khoảng từ 2000-3000 đồng/chén.

Trong cái se lạnh của không khí Đà Lạt,ngồi cạnh những cái xửng bánh nóng hổi,chờ những chén bánh ra lò và thưởng thức ngay thì còn gì bằng.Những làn khói ngút ngàn thơm thơm càng làm cho thực khách thêm mong muốn những mẻ bánh tiếp theo nhanh nhanh ra lò.Tùy vào bàn tay khéo léo của những người thợ làm bánh bèo mà nước sốt có vị khác nhau,tạo nên hương vị riêng của các quán.
Các bạn có thể thương thức tại quán bà Hường, hay còn gọi là bánh bèo số 4, Nằm cuối đường Phan Đình Phùng số 282.
>>>Xem thêm:tour du lich da lat gia re
Mỗi vùng miền, địa phương lại có một hương vị ẩm thực đặc trưng riêng. Và Đà Lạt cũng thế. Có rất nhiều món ăn đã trở thành đặc trưng của phố núi này. Một trong số đó là bánh bèo chén. Đây là món bánh dân dã được rất nhiều người ưa chuộng mỗi khi đi du lịch Đà Lạt.


Bánh bèo chén – Món ăn bình dân ở Đà Lạt

Nhìn bên ngoài bánh bèo chén Đà Lạt rất giống với bánh bèo chén của miền Trung nhưng khi ăn bạn mới thấy được sự khách biệt trong hương vị của nó. Bánh bèo chén Đà Lạt được làm từ bột gạo tẻ pha chút bột lọc chứ không phải làm hoàn toàn từ bột gạo tẻ như nhiều nơi khác. Chính vì vậy mà bánh bèo chén ở đây hơi trong, dai, không quá dính và khi ăn thì không quá mềm cũng không quá cứng. Bánh bèo chén Đà Lạt càng ngon hơn khi ăn kèm với nước sốt tôm thịt sánh đều với màu màu đầy bắt mắt bên cạnh một chút hành xanh và nước mắm. Tất cả làm cho món bánh ngon và đậm đà hơn.



Nước chấm giúp bánh bèo chén thêm đậm đà hơn
>>>Tham khảo: tour du lich da lat 3 ngay 2 dem
Thông thường, một phần ăn có 4 chén sành nhỏ hoặc tùy theo sức ăn của mình mà có thể gọi hơn. Thêm vào đó những chén bánh xèo có giá rất bình dân nên thu hút được rất nhiều dân địa phương cũng như du khách đến với Đà Lạt. Chình vì thế, có rất nhiều quán bán món ăn dân dã này nhưng quán Bà Hường ở đường Phan Đình Phùng thì đông hơn cả.
Nếu bạn muốn tìm một địa điểm du lịch mới ở Đà Lạt có thể tham khảo Đường hầm đất sét.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Xắp Xắp Đà Lạt vừa lạ vừa quen


Cái tên xắp xắp không ai nghĩ đó lại là một món ăn.Nhưng đó lại là một món ăn độc đáo và thú vị ở Đà Lạt.Khi tới đà lạt mà bạn chưa thưởng thức món ăn này thì coi như bạn chưa tới thăm xứ sở xương mù này.
Đơn giản chỉ là một món ăn dân dã, được chế biến từ sợi đu đủ xanh, nhưng ở Đà Nẵng, người ta gọi là gỏi khô bò, ở Sài Gòn gọi là gỏi bò, còn ở Đà Lạt gọi là Xắp Xắp – món ăn với cái tên lạ, nhưng ngộ nghĩnh và thú vị.

Cách chế biến món Xắp Xắp khá giống với món gỏi khô bò ở miền Nam, tức cũng với đu đủ bào sợi, khô bò, đậu phụng, nước chan, rau thơm. Tuy nhiên, chính với gia vị rất khác biệt của món này ở Đà Lạt đã làm nên một hương vị rất riêng, rất đặc trưng mà không nơi đâu có được. Cứ tưởng tượng lên Đà Lạt mà chưa xơi món xắp xắp bên bờ Hồ Xuân Hương, thì coi như chưa biết Đà Lạt một cách trọn vẹn.



Chắc chúng ta cũng biết, gỏi khô bò ở Đà Nẵng thường được ăn với khô bò chẻ sợi, còn tại Sài Gòn gỏi bò được ăn với gan và phổi rim keo. Riêng với người dân Đà Lạt thì đây là món ăn khá quen thuộc và có những điểm rất riêng. Có bạn ăn xong chỉ biết miêu tả bằng hai chữ: hấp dẫn! Đó là một sự kết hợp giữa mắm me, đu đủ giòn sừn sựt, đậu phộng giòn tan thơm bùi béo, phổi bò (heo), gan heo rim kỹ thơm mùi ngũ vị hương, ớt cay và rau quế… Trời Đà Lạt lành lạnh mà ăn món này thì hít hà ngon phải biết!
>>>Xem thêm: tour đà lạt 3 ngày 2 đêm


Hay lãng mạn hơn, cứ vào mỗi buổi tối, nhiều bạn ở Đà Lạt còn cùng nhau ra khu chợ đêm thuê xe đạp đôi, rồi đạp vòng vòng bờ hồ chơi thỏa thích rồi ghé vào một xe xắp xắp và “xực” đến khi nào no bụng thì thôi.



>>>Tham khảo: tour đà lạt 4 ngày 3 đêm
Nếu Chào Đà Lạt nhớ không nhầm, thì có người đã từng nói rằng “Nếu như trong lòng phố cổ Hội An có một cụ già bán chía mà (chè mè đen) rất nổi tiếng thì trong lòng Đà Lạt cũng có một cụ già bán xắp xắp”. Nếu có dịp lên Đà Lạt, chắc chắn sẽ tìm ra cụ, vì hình ảnh của ông cùng món xắp xắp đặc biệt rất Đà Lạt này được xem như là đã trở thành một phần hồn của nét đẹp Đà Lạt.



Giá của món ăn này cũng không quá đắt, khoảng 3-5k/đĩa (tùy nơi bán). Ở Đà Lạt hiện rất nhiều nơi bán món này, mặc dù vẫn chưa ai biết vì sao món ăn có tên là xắp xắp.

Chúc du khách có chuyến đi thú vị tới đà lạt

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Trúc Lâm Viên – Trần Lê Gia Tran

Nếu bạn có cơ hôi tới đà lạt hãy ghé qua Trúc Lâm Viên – Trần Lê Gia Trang để có thể ngắm nhìn những nét đẹp không lẫn vào đâu ở nơi đây.

Trúc Lâm Viên – Trần Lê Gia Trang nằm trên con đường cao tốc Liên Khương từ Đà Lạt đến Đức Trọng, là một khu du kịch sinh thái tuyệt đẹp dành cho khách du lịch khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.


Đứng trên cầu Thanh Tâm

Được xây dựng vào năm 2006, nơi đây được biến đổi từ một nơi đất đá đồi núi hoang vu trở thành một địa điểm tuyệt vời với những thắng cảnh tuyệt đẹp.


Hàng trúc bên đường

Khu du lịch mang đậm nét thiền định của Phật Giáo với những kiến trúc đậm nét Đông Phương. Cách bài trí những không gian ở đây cũng rất độc đáo, khi đưa du khách di chuyển từ chân núi đến đỉnh núi với những cách tham quan từ địa điểm này đến địa điểm khác rất đặc biệt.
>>>>Xem thêm: tour du lich da lat 3 ngay 2 dem


Thất Tuệ Hiền

Lần lượt sẽ là Thạch Hoa Viên, Hồ Định An, Thác Tam Bảo, Thất Tuệ Hiền,… sẽ mang lại sự thư thái cho du khách khi đến nơi đây, được thưởng thức những vẻ đẹp được tạo ra rất gần gũi với thiên nhiên.


Thạch Hoa Viên


Khối đá hình con voi trong Thạch Hoa Viên


Đứng từ trong thác Tam Bảo nhìn ra ngoài


Cá ở hồ Định An nhiều vô kể


Thác Cửu Phẩm




Cá ở hồ Định An


Phật Tử cúng dường trong Thất Tuệ Hiền

Không gian nghệ thuật còn được lưu dấu tại đây với gian phòng tranh thêu tay 3D bằng chỉ tơ tằm trên nền lụa, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Một nơi khác chứa đựng những tinh hoa của văn hoá Nhật Bản, là vườn cây Bonsai với rất nhiều cây cảnh quý. Du khách còn hứng thú hơn khi được khoác lên mình những trang phục Kimono truyền thống của Nhật Bản để chụp hình.
>>>Tham khảo: tour du lịch đà lạt 4 ngày 3 đêm


Phòng tranh 3D XQ


Cổng Thần đạo – đặc trưng văn hoá của Nhật Bản


Du khách mặc Kimono chụp hình


Thưởng thức Bonsai

Rất nhiều cảnh đẹp tại nơi đây, đang chờ đón du khách đến thưởng lãm, mà chỉ có mục kích tận mắt mới có thể thấy hết được vẻ đẹp.


Hồ sen thanh tịnh


Tượng đầu người bộ lạc Koroway


Vọng Nguyệt Lầu

Trúc Lâm Viên – Trần Lê Gia Trang là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến thăm thành phố Đà Lạt.

Địa chỉ: Thôn K’Long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng
Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Ga xe lửa cổ Đà Lạt

Khi tới Du lịch Đà Lạt, quý khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng với chính nơi mà bạn đặt chân xuống, đó là Ga xe lửa cổ Đà Lạt.

GIỚI THIỆU GA ĐÀ LẠT

Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam; năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin và Du Lịch công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.



Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.cùng tham gia: tour du lich da lat gia re


Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.

Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.



Đa số người ta biết đến Đà Lạt có một nhà ga xe lửa Đà Lạt đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở Âu Châu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939. Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên và kỳ thú khi nói đến đường xe lửa răng cưa! Đúng vậy, hệ thống đường rầy xe lửa loại này có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Chúng ta hãy khảo sát qua để biết công trình khó khăn và làm thế nào để người Pháp đã thiết lập được hệ thống đường xe lửa lên Đà Lạt vào đầu thế kỷ thứ 20.
>>>Xem tiếp: tour đà lạt 4 ngày 3 đêm


Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đoạn đường xe lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.
Tiến trình kiến tạo đường xe lửa Tháp Chàm-Đà Lạt:


Khởi đầu từ 1893 đến 1913:

- Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.

- 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha)

- 1928 - - - từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue)

- 1929 - - - từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran)

- 1930 - từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye)

- 1933 - - - - từ Trạm Hành đến Đà Lạt

tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.

Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, ông Moncet và Reveron thiết lập đồ án nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê một công ty Việt Nam để xây cất cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 Km. Nhà ga được thiết kế đặc biệt theo kiểu Tây phương cộng thêm một vài điểm đặc thù của vùng cao nguyên, phòng hành khách chính giữa mái cao và dốc. Nhà ga được chia làm ba gian nhà, mỗi gian đều rộng lớn với những cửa kính mầu và trần hình vòm cung.



Sau khi đường Hỏa Xa Lâm Viên với đường xe lửa có răng cưa (Cog railway) hoàn tất. Công ty Hỏa Xa “Chemin De Fer” (CFI) của Pháp nhập cảng đầu máy xe lửa chạy được trên đường xe lửa răng cưa vào Việt Nam làm hai đợt.

- Đợt đầu 7 đầu máy. 5 đầu tầu kiểu HG 4/4 của công ty Thụy sĩ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik Esslingen) và 2 đầu tầu cũng kiểu HG 4/4 do Công Ty của Đức (German MFE - Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất.

- Đợt hai, giữa năm 1930 - 1947 công ty CFI mua được 6 đầu máy cũ (used locomotives) của công ty Swiss FO (Furka-Oberwald), 2 loại HG 4/4 (serial number CFI 40-308 và 40-309) năm 1930 và 4 kiểu HG 3/4 (serial number CFI 31-201 đến 31-204 ) năm 1947.

Với kỹ thuật cổ xưa, đầu máy kéo chạy bằng hơi nước, nấu bằng than, có công xuất từ 600 đến 820 Mã Lực (CV - Chevaux Vapeur). Vì Việt Cộng liên tiếp phá hoại và đặt mìn nên cố gắng lắm hỏa xa Việt Nam mới duy trì được những chuyến xe lửa chạy trên tuyến đường Đà Lạt-Phan Rang cho đến năm 1968, sau đó đành phải ngưng hoạt động.

Đường Xe lửa Sông Pha – Đà Lạt cũng tạo thêm nét đẹp cho phong cảnh vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt với loại đầu máy xe lửa cổ điển chạy bằng hơi nước, kéo những toa tàu dài chở hành khách, ngoằn ngèo như con rắn không lồ, chạy ven theo vách núi, lượn theo những sườn núi toàn là thông mọc thẳng đứng. Khi đoàn tàu leo lên đèo Ngoạn Mục (Bellevue pass), hành khách sẽ có cảm giác kỳ diệu với cảnh trí một bên là triền núi xanh, một bên là khoảng không gian mênh mông, bất tận, trải dài đến chân trời mờ mờ phía xa là bờ biển Thái Bình Dương. Phong cảnh thay đổi ngoạn mục theo từng địa thế cho đến khi con tầu lên đến đỉnh, vùng cao nguyên Lâm Viên mù sương, mát dịu và bắt đầu thấy thoang thoảng mùi thơm của rừng thông, của nhựa thông hòa lẫn với mùi gỗ cháy mang theo từ những cột khói tầu phụt ra đen ngòm. Một cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời khó quên.

Ga Đà Lạt ( Nguồn Youtube)

Hiện nay, tuyến đường sắt của Thành Phố Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch Đà Lạt. Du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999 đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách ngoại quốc. Ga Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga Hải Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt thơm ngon hấp dẫn

Tới thăm Đà lạt bạn sẽ ngỡ ngàng với những món ăn vô cùng độc đáo và lạ mắt ở đây, một trong số đó là Món Bánh ướt lòng gà.

Trong các hành trình khám phá du lịch Đà Lạt, món bánh ướt lòng gà Đà Lạt hay còn gọi là bánh ướt gà Đà Lạt khi được giới thiệu đến du khách luôn khiến mọi người đều rất háo hức muốn thưởng thức ngay.

Các địa điểm ăn uống ở Đà Lạt có phục vụ món bánh ướt lòng gà Đà Lạt có lẽ có nhiều nhất ở khu vực Hòa Bình, ngay chợ Đà Lạt. Món bánh ướt lòng gà Đà Lạt có thể xem là đặc sản của phố núi bởi sự độc đáo và lạ lẫm từ tên gọi đến hương vị của nó. Món bánh ướt lòng gà thực chất có cách chế biến không phức tạp, nhưng với người Đà Lạt, sự cầu toàn và bản chất thanh lịch đã làm cho món bánh ướt trở nên rất đặc biệt. Người Đà Lạt làm bánh ướt khéo và rất cẩn thận ngay từ khâu chọn gạo. Gạo tẻ làm bánh phải là gạo ngon, mới để bánh thật thơm. Người ta ngâm gạo, xay bột, rong bột rồi trộn với một ít bôt năng cùng bột khoai mì, nước theo một tỉ lệ nhất định để bánh có độ dai khi tráng không bị vỡ. Khi tráng bánh, người tráng bánh cũng phải thật khéo để bánh đều mặt không bị chỗ dày chỗ mỏng. Về phần lòng gà và thịt gà dùng kèm với bánh ướt cũng phải được chuẩn bị rất kỹ. Thường người ta chọn gà vườn không quá lớn, chắc thịt và thịt không được nhão hay quá dai. Lòng gà phải được làm thật kỹ để không bị tanh mùi, khi làm sạch sẽ được ướp sơ qua một chút gia vị cùng một ít hành tỏi cho thấm, khi nào dùng thì mới xào chín để lòng gà được giòn thơm. Thịt gà thường được hấp hoặc luôc chín tới và xé phay.
Khi dùng, người ta dùng đĩa sâu lòng hoặc loại tô nông, cho bánh ướt nóng mới tráng vào, thêm một ít rau thơm, ớt thái lát rồi cho lòng gà xòa chín và thịt gà lên trên rồi rắc thêm một chút tiêu. Kèm theo đĩa hoặc tô bánh ướt lòng gà là một chén nước mắm pha vừa ăn có một chút tỏi, cay, ngọt dịu nhưng đặm vị. Vị dẻo thơm và rất mới của bánh ướt nóng mới tráng, chút béo ngậy của lòng gà và ngọt ngay của thịt gà vườn rất chắc, quyện trong vị nước chấm đậm đà, cay vừa phải thêm một chút nồng của ớt lẫn rau thơm khiến món bánh ướt ngon đến lạ lùng. chúng ta còn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon nữa với du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm


Bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Món bánh ướt lòng gà Đà Lạt là thế, có hương vị lạ lẫm nhưng ngon với vị ngon nhẹ nhàng tinh tế bởi người Đà Lạt dùng gia vị rất vừa phải. Đến với tour du lịch đà lạt giá rẻ, muốn thử món ăn độc đáo này, bạn nên ghé khu Hòa Bình, chắc chắn sẽ tìm thấy những quán ăn phục vụ món bánh ướt lòng gà rất tuyệt mà ngay các nhà hàng sang trọng, hay nhà hàng của các khách sạn Đà Lạt nổi tiếng khi phục vụ món ăn này cũng không chắc làm cho bạn thỏa lòng.

Quán bánh ướt gà lúc nào cũng đông khách. Cả người địa phương và khách du lịch đều muốn trải nghiệm vị lạ của món ăn khác thường này. Không ăn với chả, nem hay bánh tôm, nem chua như món bánh ướt nhiều nơi khác, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà. Sự kết hợp giữa bánh dẻo, mềm với thịt gà thơm ngọt, lòng gà giòn, khiến cho món ăn trở nên rất ngon và lạ miệng.


Đến Đà Lạt chư ăn bánh ướt gà thì thật thiếu sót

Để thưởng thức, các bạn hãy tìm đến quán bánh ướt trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt, ở đây có bán cả nem nướng, giá các món ở đây từ 30.000 – 60.000 đồng, nước chấm rất ngon. Hoặc bạn cũng có thể đến quán trên ngã 5 Đại Học gần cổng Tỉnh Đội với mức giá sinh viên mềm hơn.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Thác Hang Cọp Đà Lạt hung dữ như cái tên của nó vậy

Tổng quan thác Hang Cọp

Thác nước cao khoảng 25m, rộng hơn 10m, dưới chân thác, hơi nước tỏa mù như sương, khí đá ẩm ướt bốc ra lạnh ngắt. Trước mắt du khách là dòng nước trắng xóa từ trên cao đổ xuống một hố sâu rồi theo dòng suối, lách qua những tảng đá lớn chảy vào trong khu rừng nguyên sinh rậm rạp.

Thác Hang Cọp tọa lạc tại thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Trên quốc lộ 20, qua khỏi Trại Mát, đến cây số 13, rẽ trái, xe chạy tiếp trên một con đường dốc quanh co dài 2,7km giữa rừng thông bạt ngàn sẽ đến thác Hang Cọp.

du lịch đà lạt giá rẻ

Lịch sử hình thành thác Hang Cọp ở Đà Lạt

Vào năm 1950, nơi đây là một khu rừng rậm với nhiều loài thú, chim muông quý hiếm, trong đó có loài thú dữ nhất của muôn loài, thường gọi là “chúa tể sơn lâm” hay “Ông 30”, thường hay trú ẩn trong một hang động với hai của ra vào gần đầu thác về phía hữu ngạn dòng suối. Vào thời điểm ấy, những người thợ săn cũng tìm đến vùng đất này. “Ông 30” đã bị một thợ săn người Chil bắn trọng thương một chân. Lồng lộn, đau đớn vì vết thương, “Ông 30”giận dữ, cào cấu, gầm thét lên từng hồi vang động cả cánh rừng, rồi uất hận rời hang, lao mất hút vào rừng sâu. Từ ấy, mọi người không còn hoang mang, hoảng sợ loài thú dữ nơi vùng đất thiêng hoang dã này, và tên gọi thác Hang Cọp được khai sinh từ năm đó. Trong vườn hoa của khu du lịch này, du khách nhìn thấy tượng một con cọp to lớn đang thư thả dạo chơi. Cạnh đó, một gia đình cọp quây quần gần những cây nấm khổng lồ. Bức tượng chàng dũng sĩ trong tư thế hiên ngang gợi nhớ đến người thợ săn thuở nào.

tour đà lạt 3 ngày 2 đêm


- Địa chỉ: thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Bánh tráng nướng - pizza kiểu Việt


Bánh tráng nướng - pizza kiểu Việt
Món đặc sản Đà Lạt nay đã có mặt ở các hàng quán vỉa hè Sài Gòn lẫn Hà Nội với hương vị mới lạ, hấp dẫn. Ở nhà bạn cũng có thể dễ dàng làm được đấy.



Nguyên liệu:

- Bánh tráng
- Tép khô (hay còn gọi là ruốc khô)
- Sa tế
- Trứng cút hay trứng gà
- Hành lá
- Có thể thêm thịt băm xào chín
- Phô mai (nếu thích ăn có vị béo hơn).

Cách làm:




Bước 1:

- Bánh tráng nướng bạn có thể dùng loại bánh tráng mỏng để cuốn gỏi hoặc bánh tráng cuốn nem rán.




Bước 2:

- Tép khô nên chọn loại tép có tẩm ướp gia vị khi nướng ăn sẽ ngon hơn.




Bước 3:

- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

- Đặt bánh tráng lên vỉ nướng, thêm một ít sa tế, hành lá, một quả trứng gà, tép khô.

- Nếu thích thêm thịt băm thì bạn xào chín thịt trước và rải một ít thịt lên bề mặt bánh tráng.




Bước 4:

- Vừa nướng bánh vừa dùng thìa dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng.




Bước 5:

- Tiếp tục nướng đến khi trứng bắt đầu chín, xoay tay liên tục để bánh tráng chín đều, bạn có thể rắc thêm một ít hành lá hay tép khô tùy theo sở thích.




Bước 6:

- Nếu muốn ăn vị béo hơn bạn có thể dàn mỏng một miếng phô mai, rồi thêm tép khô, hành lá, tương ớt sa tế, trứng dàn đều và nướng bánh đến khi chín.




Bước 7:

- Bánh sau khi đã nướng chín và giòn đều, bạn có thể gấp lại làm đôi, hoặc để nguyên chiếc.

- Gắp ra đĩa, dùng kéo cắt thành từng lát vừa ăn, dùng nóng.